Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Di sản hát thờ Vua Hùng xin ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp

Phú Thọ vừa có văn bản báo cáo kết quả 4 năm bảo tồn và phát triển hát Xoan, đồng thời đề nghị UNESCO đưa di sản phi vật thể này ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp.

Ngày 23/11, tỉnh Phú Thọ tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày di sản văn hoá Việt Nam và trao tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân hát xoan Phú Thọ lần thứ ba.

Là nghệ thuật trình diễn hát thờ Hùng Vương, năm 2011, hát Xoan Phú Thọ được Ủy ban liên quốc gia của tổ chức UNESCO họp tại Bali - Indonesia công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Đến năm 2009, trong 31 nghệ nhân cao tuổi nhất (từ 80 đến 104), chỉ có 7 cụ còn khả năng thực hành, truyền dạy bài Xoan cổ cho lớp trẻ.  Doc bao 24h           

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Kế San cho biết, sau bốn năm phát triển, Phú Thọ đã khôi phục và nhân rộng các câu lạc bộ hát xoan, truyền đạt lại cho thế hệ trẻ.


Một đêm hát xoan có ba chặng là hát thờ, hát quả cách và hát trao duyên. Ảnh: PTO


"UBND tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam hoàn thành báo cáo về tình trạng hát Xoan trình các cấp có thẩm quyền và Việt Nam đã gửi hồ sơ, báo cáo đề nghị Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể xem xét, xác nhận hát Xoan đã ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp", ông San thông tin.

Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa cho hay, trong ba báo cáo gửi UNESCO lần này, duy nhất Việt Nam báo cáo đã ra khỏi tình trạng khẩn cấp. "Đây cũng là di sản đầu tiên trên thế giới xin được ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp", bà Lý nói.

Hiện 80/90 trường học ở thành phố Việt Trì đã tổ chức mỗi năm 4 tiết học hát Xoan và một buổi trải nghiệm giao lưu với các nghệ nhân Xoan, lồng ghép trong các chương trình chính thức và ngoại khóa.

Ông Kwon Huh, Tổng giám đốc Trung tâm thông tin và mạng lưới quốc tế về di sản văn hoá phi vật thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận xét: "Tôi thật sự ấn tượng với di sản văn hoá phi vật thể hát xoan Phú Thọ. Các bạn đã cho thấy sự tâm huyết và hướng đi đúng đắn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản này".

Theo truyền thuyết Hùng Vương, hát Xoan có từ thời dựng nước với sự tích, ngày xưa có ba anh em vua Hùng đi tìm đất qua thôn Phù Đức vào buổi trưa và có nghỉ lại một khu rừng gần thôn. Từ khu rừng, các vị nhìn ra bãi cỏ trước mặt thấy đám trẻ chăn trâu vừa chơi, vừa hát, vừa đánh vật, kéo co. Đức Thánh Cả liền bảo những người đi theo đem những bài hát mà họ biết dạy thêm cho lũ trẻ.

Về sau, cứ hàng năm, đến ngày 30 tháng chạp âm lịch, dân làng làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và thịt bò cúng vào buổi chiều ở miếu “Lãi Lèn” để thờ Đức Thánh Cả. Tới ngày mùng hai, mùng ba tháng giêng âm lịch, dân Phù Đức mở hội cầu, trong hội cầu họ diễn lại cảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở bãi. Lệ hàng năm phải hát xướng, cầu chúc bắt nguồn từ sự việc ấy, nên hát Xoan còn được gọi là ca Xoan, hát “Lãi Lèn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét